Facebook Pixel Quan Trọng Như Thế Nào?

pixel

Pixel là gì?

Pixel là một vài dòng mã code do Facebook cung cấp để bạn sao chép vào phần tiêu đề (Header) ở mã nguồn trang web của bạn. Nó cho phép Facebook thu thập các thông tin về hành vi người dùng truy cập trang web của bạn để từ đó bạn có thể điều hướng chiến dịch quảng cáo Facebook tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu hơn.

Pixel cho phép bạn thu thập các “sự kiện (event)” cụ thể của một khách hàng. Sự kiện (event) được hiểu là bất kỳ hành động nào của một khách hàng xảy ra trên trang web của bạn như: Lượt xem trang (Pageview), lượt thêm vào giỏ hàng (Add to cart), lượt mua hàng (Purchase), …Đó là kết quả của các chiến dịch quảng cáo trả tiền (paid traffic) hoặc tự nhiên (organic traffic). Khi ai đó thực hiện một hành động trên trang web của bạn, pixel Facebook sẽ ghi lại “sự kiện” đó.

ma code pixel
Hình 1: Mã code Pixel
cac su kien giay nam tinto
Hình 2: Các sự kiện của Pixel Giày Nam Tinto bao gồm Pageview, Purchase, Contact, CompleteRegistration

Ở hình 2 mình ví dụ cho các bạn một pixel của thương hiệu Giày nam Tinto, pixel này đã ghi nhận được một số sự kiện xảy ra trên website https://www.tinto.vn/ như lượt xem trang (Pageview), lượt mua hàng (Purchase).

Những dữ liệu này cực kì quan trọng bởi vì chúng giúp nhà quảng cáo nhận biết được hành trình của một khách hàng từ bước xem sản phẩm đến bước cuối cùng là mua hàng trải qua bao nhiêu giai đoạn và đang không tốt ở bước nào. Từ đó, nhà quảng cáo có thể điều chỉnh trải nghiệm người dùng trên website tốt hơn, giúp họ chuyển đổi ra đơn hàng nhiều hơn. Trong trường hợp này, mặc dù website tinto.vn có 2400 lượt xem trang nhưng chỉ có một người mua hàng, như vậy tỷ lệ chuyển đổi quá thấp, nhà quảng cáo phải điều chỉnh trải nghiệm người dùng ở bước mua hàng tốt hơn để tăng tỷ lệ chuyển đổi cao hơn (nút thanh toán nhanh chóng chẳng hạn, …)

Pixel giúp quảng cáo Facebook tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu

Pixel dùng để thu thập các thông tin về hành người dùng truy cập vào website, tuy nhiên pixel chỉ thu thập dữ liệu người dùng trong vòng 30 ngày gần nhất. Để có thể sử dụng được những dữ liệu này, các bạn phải tạo tệp đối tượng tùy chỉnh (Website traffic) bằng nguồn dữ liệu pixel trong phần Đối tượng của tài khoản quảng cáo. Khi đó, bạn có thể lưu trữ và sử dụng dữ liệu là những khách hàng đã truy cập website của mình trong thời gian tối đa 180 ngày gần nhất.

tao tep doi tuong tuy chinh bang pixel
Tạo tệp đối tượng tùy chỉnh bằng Pixel

Đối tượng tùy chỉnh là những tệp đối tượng dùng nguồn dữ liệu có sẵn của doanh nghiệp như: dữ liệu Fanpage, dữ liệu Video view, dự liệu File khách hàng (Số điện thoại hoặc email của khách hàng) và dữ liệu truy cập website. Trong bài này mình chỉ đề cập đến đối tượng tùy chỉnh dùng nguồn dữ liệu truy cập website.

Về cơ bản, một website bất kì với Facebook là 02 thực thể riêng biệt, và việc cài đặt pixel vào mã nguồn của website giống như bạn bắt một cây cầu để dữ liệu từ website chảy về tài khoản Facebook. Bạn có 02 lựa chọn sử dụng nguồn dữ liệu này:

Tiếp thị lại (Remarketing) những người có hành vi truy cập vào website của mình bằng những quảng cáo có liên quan đến sản phẩm mà họ đã từng quan tâm trên website.
– Tiếp cận khách hàng mới có hành vi tương tự (Lookalike Audience): Bạn có thể tạo tệp đối tượng có hành vi tương tự những người đã vào website của bạn để tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn bằng công cụ Lookalike của Facebook.

tao tep tuong tu
Hình 3: Tạo đối tượng tương tự để tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn

Đối tượng là khách hàng đã truy cập vào website phản ánh hành vi của họ đã rất quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của mình, họ tìm mua một sản phẩm một cách chủ động bằng cách search và tìm đọc thông tin về sản phẩm đó. Do đó, viêc tiếp cận lại họ hoặc tìm những người có hành vi tương tự họ giúp nhà quảng cáo có thể xác định đúng đối tượng mục tiêu của chiến dịch quảng cáo Facebook.

Cài đặt pixel

Thông thường mỗi một tài khoản quảng cáo của Facebook có một đoạn mã pixel, đoạn mã này bạn được quyền cài trên nhiều website khác nhau theo hai cách như sau

Cách 1: Cài đặt thủ công (copy trực tiếp mã code pixel vào mã nguồn website)

Bước 1: Truy cập vào mục pixel (Trình quản lý sự kiện) trong tài khoản quảng cáo và khởi tạo nguồn dữ liệu pixel mới.

trinh quan ly su kien
Hình 4: Trình quàn lý sự kiện pixel

them nguon du lieu moi
Hình 5: Thêm nguồn dự liệu pixel mới

Bước 2: Khai báo các thông tin về website và tên nguồn dữ liêu pixel mới và chọn cách cài đặt thủ công

khai bao thong tin
Hình 6: Khai báo thông tin nguồn dự liệu pixel mới
chon thiet lap thu cong
Hình 7: Chọn thiết lập pixel thủ công

Bước 3: Sao chép mã code pixel và dán vào mã nguồn của website, mỗi một đoạn code pixel được phân biệt bằng 1 đoạn id khác nhau, pixel trong ví dụ có ID = 726637404516979

sao chep và dan code pixel
Hình 8: Sao chép và dán đoạn mã pixel này vào vị trí cao nhất của thẻ Head trong mã nguồn website
dan ma code
Hình 9: Dán mã code pixel đã copy vào vị trí cao nhất của thẻ Head

Mã nguồn của mỗi website có vị trí đặt khác nhau, trong Hình 9 mình ví dụ mã nguồn của website xây dựng trên nền tảng WordPress. Các bạn đăng nhập vào tài khoản quản lý website, truy cập mục giao diện và vào thẻ tiêu đề của mã nguồn, sau đó dán đoạn code pixel đã copy ở tài khoản quảng cáo vào vị trí cao nhất của thẻ tiêu đề.

Bước 4: Lưu và kiểm tra mã code pixel đã được cài vào website hay chưa

Chúng ta dùng tiện ích Facebook Pixel Helper để kiểm tra một website bất kì đã được cài đặt pixel hay chưa.

facebook pixel helper
Hình 10: Tiện ích Facebook Pixel Helper được cài vào trình duyệt
Hình 11: Tải lại trang web và mở tiện ích Facebook Pixel Helper để kiểm tra

Như vậy pixel có ID: 726637404516979 đã được cài vào website thành công.

Cách 2: Cài đặt thông qua đối tác thứ 3 Trình quản lý thẻ Google (Google Tag Manager)

Ngoài cách cài đặt bằng thủ công, các bạn có thêm lựa chọn là cài đặt thông qua một đối tác trung gian là Google Tag Manager.

Google Tag Manager (GTM) là một công cụ cho phép bạn dễ dàng cập nhật và quản lý các thẻ (đoạn mã) trong website. Đó có thể là những thẻ (đoạn mã) theo dõi website (Google Analytics), thẻ tiếp thị lại (Google Ads, Facebook Pixel), những thẻ tối ưu chuyển đổi (Google Optimize, Hotjar, Crazy Egg),….

Nói dễ hiểu thì như thế này, nếu thực hiện cài đặt thủ công thì các bạn sẽ phải cài mã Google Analytics, Facebook Pixel, Google Ads,….trực tiếp vào mã nguồn của website. Tùy cấp độ chiến dịch để bạn cài nhiều hay ít thẻ, cấp độ càng cao thì bạn sẽ phải cài càng nhiều thẻ. Còn với GTM, bạn sẽ cài và quản lý tất cả các thẻ trong chính công cụ này mà không liên quan tới mã nguồn website. Điều này sẽ giảm rủi ro với website nhất là đối với anh em không phải lập trình viên, chưa kể đến website phải load nhiều đoạn mã JS sẽ làm giảm tốc độ load website.

Như vậy, việc đầu tiên là các bạn phải cài đặt một tài khoản GTM và cài mã GTM đó vào mã nguồn website theo các bước sau đây:

Bước 1: Cài đặt tài khoản GTM và cài mã GTM vào mã nguồn website

Đăng nhập gmail và truy cập vào link sau: https://tagmanager.google.com/. Tạo tài khoản và khai báo các thông tin của website.

tai khoan GTM
Hình 12: Khai báo thông tin tài khoản GTM
cai ma code GTM
Hình 13: Sao chép mã code GTM vào mã nguồn website

Phần này các bạn chú ý mã code GTM có 02 đoạn mã riêng biệt. Đoạn thứ nhất được sao chép vào vị trí cao nhất của thẻ tiêu đề, đoạn thứ hai được sao chép vào ngay sau thẻ body của mã nguồn website. Mỗi một tài khoản GTM đều có một ID riêng biệt, trong ví dụ này tài khoản có ID = GTM-5TPHTZR.

ma nguon wordpress
Hình 14: Sao chép đoạn mã thứ nhất vào thẻ tiêu đề của website
doan code 2
Hình 15: Sao chép đoạn mã thứ 2 vào thẻ body của website

Sau khi sao chép tất cả các đoạn mã của GTM, các bạn lưu lại và kiểm tra thẻ GTM đã được cài vào website hay chưa bằng tiện ích Tag Assistant.

Hình 16: Thêm tiện ích Tag Assistant vào trình duyệt
tag assistant
Hình 17: Load lại trang web và kiểm tra GTM đã cài hay chưa

Như vậy tài khoản GTM có ID = GTM-5TPHTZR đã được cài thành công vào website.

Bước 2: Cài đặt pixel bằng GTM

Các bạn mở trình quản lý sự kiện trong tài khoản quảng cáo, thiết lập và khai báo nguồn dữ liệu pixel mới như cách cài đặt thủ công và chọn cài đặt thông qua đối tác.

thiet lap bang GTM
Hình 18: Chọn đối tác là Trình quản lý thẻ Google
Hình 19: Thiết lập kết nối tài khoản gmail đã đăng kí GTM với tài khoản quảng cáo
chon vung du lieu
Hình 20: Chọn tài khoản GTM đã cài đặt vào website ở bước 01
hoan thanh thiet lap
Hình 21: Hoàn thành thiết lập và pixel của bạn đã được cài vào website thông qua GTM

Trên đây là một số chia sẻ của mình về pixel, một cơ sở dữ liệu cực kì quan trọng của doanh nghiệp hi vọng giúp ích phần nào trong công việc của các bạn, hãy chia sẻ nếu bạn có thể để giúp tác giả nhận được nhiều đóng góp tốt hơn cho những bài tiếp theo.

Tác giả: Hoàng nghĩa

Cài đặt pixel bằng Trình quản lý doanh nghiệp (Business Manager) và ưu điểm (Kỳ tiếp theo)

One thought on “Facebook Pixel Quan Trọng Như Thế Nào?

Comments are closed.